Chú thích Thanh_Hiên_thi_tập

  1. 1 2 Văn học 11 tập I. Nhà xuất bản Giáo dục, 1981, tr. 24
  2. .Thơ chữ Hán Nguyễn Du. Nhà xuất bản Văn học, 1978, tr.30.
  3. Nói đến tâm trạng này, Thơ chữ Hán Nguyễn Du có đoạn: Như nhiều nhà nho thuở trước ở hoàn cảnh thất chí, Nguyễn Du đi tìm trong đạo Phật, đạo giáo những liều thuốc hòng làm dịu vết thương lòng, như trong bài Sơn thôn, ông tưởng tượng tới cảnh đào nguyên, trong bài Mộ xuân mạn hứng ông than thở cho cái thân mình không thể ra khỏi vòng hữu hình, cứ lo mải việc nghìn năm cùng danh lợi hão huyền...Và bài Đạo ý là một bài ca tụng sự thanh thản của người theo đạo giáo... (sách đã dẫn, tr.44)
  4. Từ điển Văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004, tr. 1121-1122.
  5. GS. Nguyễn Huệ Chi, Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam. Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1983, tr. 167
  6. GS. Thanh Lãng, Bảng lược đồ Văn học Việt Nam. Nhà xuất bản Trình bày, không ghi năm xuất bản, tr. 673-680
  7. Đăng lâu: bài phú của Vương Xán, người Lạc Dương, một trong bảy nhà văn nổi tiếng thời Kiến An (cuối Đông Hán). Khi ông lánh nạn, đến nương nhờ Lưu Biểu ở đất Kinh Châu, lên lầu thành Giang Lăng, nhớ nhà mà làm bài phú này.
  8. Chung tử tức Chung Nghi, người nước Sở, bị nước Tấn bắt. Người ta đưa đàn cho ông gảy, ông chỉ gảy những bài hát phương nam (nước Sở) gảy đàn theo điệu Nam, được người Tấn khen là người không vong bản.
  9. Trang Tích: sống ở thời Xuân Thu, Trung Quốc. Ông là người nước Việt, làm quan nước Sở. Khi ông ốm, Sở Vương hỏi cận thần: "Tích là kẻ tầm thường ở đất Việt, nay làm quan nước Sở, được phú quý rồi, thì còn nhớ nước Việt nữa không?". Viên thị ngự đáp: "Phàm người ta có nhớ nước cũ hay không, thường tỏ ra trong lúc đau ốm. Nếu lúc này ông ta nói tiếng Việt tức là nhớ nước Việt, bằng không thì nói tiếng nước Sở". Sở Vương sai người lén nghe thì thấy Trang Tích nói tiếng Việt. Dùng tích này để ám chỉ người không quên quê hương, đất nước
  10. Bình chương tức núi Bình chương. Tống sử chép: Trương Thế Kiệt, một tướng giỏi đời Tống, đồng thời với Văn Thiên Tường, Lục Tú Phu, phò Đế Bính chống quân Nguyên, mong khôi phục nhà Tống. Sau thua, ông Kiệt lên thuyền chạy đến núi Bình chương, gặp bão, thuyền đắm, ông chết và nhà Tống cũng mất.
  11. Cô Trúc: một nước lập từ đời nhà Ân (nay thuộc tỉnh Trực Lệ, Trung Quốc). Khi nhà Ân bị nhà Chu chiếm lấy, Bá Di và Thúc Tề, con vua Cô Trúc không phục nhà Chu, lên ẩn ở núi Thú dương rồi nhịn đói mà chết, chứ không thèm ăn thóc nhà Chu.
  12. Tiểu Thanh (1594-1612), họ Phùng, tên Văn Cơ, người Quảng Lăng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Mồ côi mẹ từ thuở nhỏ, được một bà sư nuôi và cho ăn học. Năm 16 tuổi, nàng lấy lẽ một người họ Phùng. Sau vì vợ cả ghen, nàng phải lánh ra ở nhà riêng trên núi Cô Sơn, cạnh Tây Hồ rồi buồn bực mà chết lúc mới 18 tuổi, đời Vạn Lịch nhà Minh, nay còn mộ ở Cô Sơn.